Chi tiết bệnh tự kỷ
Người bệnh ít khi nhìn thẳng vào mắt người khác, thích chơi một mình trong một thế giới riêng, không để ý đến ai và không thích chơi với trẻ khác, tự lấy các đồ vật hoặc biết làm những việc sớm trước tuổi. Không có phản ứng khi được gọi tên, chậm biết nói…
Những dấu hiệu của bệnh
Trẻ tự kỷ thường sống khép kín, thờ ơ trong việc giao tiếp, chậm nói, tiếp thu chậm về từ ngữ trong giao tiếp. Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác. Không phản ứng khi được người khác gọi tên hoặc phản ứng rất chậm. Luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể. Có những hành vi kì quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, ăn vạ… Không hứng thú với hoạt động thể và chỉ thích chơi một mình hoặc chơi vài trò chơi có tính chất lặp lại. Rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác. Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc, diễn biến thường diễn ra hàng ngày.
Trẻ tự kỷ thường sống khép kín…
Các hành vi rập khuôn với các vận động không có mục đích như vỗ tay, quay đầu hay đung đưa cơ thể. Các hành vi đơn điệu, thiếu sự đa dạng và chống lại sự thay đổi. Ví dụ như trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị dịch chuyển hay cưỡng lại sự can thiệp của người khác đối với việc chúng đang làm.
Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng một thực đơn hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.
Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình (một nghiên cứu tiến hành năm 2007 cho biết có tới 30% trẻ bị bệnh tự kỷ có hành vi này).
Ngoài các triệu chứng chính nêu trên còn có thể có những triệu chứng khác của trẻ tự kỷ như khó ngủ, thường thức dậy vào ban đêm và dậy sớm; những hành vi ăn uống khác thường cũng thấy ở 3/4 số trẻ bị tự kỷ…
Không cần mổ đục thủy tinh thể, mắt thị lực 3/10 của tôi đã sáng rõ trở lại
Trẻ bị tự kỷ ở tuổi nào?
Các triệu chứng của bệnh tự kỷ hầu như phát sinh trước khi trẻ lên 3 tuổi. Trẻ bị bệnh tự kỷ thường không được chẩn đoán hoặc bị chẩn đoán sai vì nhiều bác sĩ lâm sàng thường hay ngại bàn luận với cha mẹ về việc con của họ có thể mắc phải chứng bệnh này ngay khi trẻ có dấu hiệu của bệnh. Các bác sĩ này thường không muốn gây căng thẳng và lo âu cho gia đình về những ảnh hưởng gây ra bởi việc xác định bệnh của con cái họ, nhất là nếu họ chẩn đoán sai.
Cơ sở của bệnh tự kỷ là di truyền, tuy nhiên tính di truyền của tự kỷ thì phức tạp và cho đến nay người ta cũng chưa giải thích được nguyên nhân của nó là do mối tương tác gen hay do đột biến gen. Tính chất phức tạp càng lớn do những mối tương tác của nhiều gen, mối tương tác của gen với môi trường hay những yếu tố ngoại cảnh khác, những yếu tố này không làm biến đổi DNA nhưng có khả năng di truyền và có khả năng ảnh hưởng đến sự biểu thị gen.
Có nhiều cách giải thích khác nhau về sự tăng tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ. Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng các bà mẹ mang thai đã bị tiếp xúc với hóa chất ô nhiễm, đặc biệt là kim loại và thuốc trừ sâu, sự tiếp xúc này làm biến đổi sự phát triển cấu trúc não của trẻ và dẫn đến tự kỷ.
Kế hoạch điều trị bệnh
Để điều trị chứng tự kỷ thành công nhất chúng ta phải có chương trình giáo dục sâu rộng và có hệ thống, bao gồm việc chú trọng phát triển kỹ năng ngôn ngữ và xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục, có nhiều phương pháp được xem là có hiệu quả. Tuy nhiên không có một phương pháp nào dành cho mọi đứa trẻ bị tự kỷ, mỗi đứa trẻ cần một phương pháp toàn diện, điều độ và nhất quán của các thầy thuốc, cha mẹ và gia đình.
Nếu trẻ có các triệu chứng nêu trên, gia đình nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Khi đó trẻ sẽ được thăm khám một cách toàn diện để được đánh giá mức độ phát triển và được hưởng chương trình can thiệp giáo dục tâm lý càng sớm càng tốt.
Leave a Reply