10 loại vắcxin mà tất cả người lớn đều cần
Trung bình mỗi ngày khoa Nhi BV. Nguyễn Tri Phương tiếp nhận và chích ngừa cho khoảng 100 lượt trẻ. Điều đáng nói, hầu hết đều trong độ tuổi dưới 5 tuổi, trẻ lớn và người trưởng thành rất ít.
Khoảng tháng 7/2016, chỉ trong vòng 1 tháng, một ổ dịch bạch hầu tại Bình Phước đã bùng phát và đã khiến 3 người tử vong và 28 người nhập viện cấp cứu. Sau đó đầu năm 2017, một ổ dịch bạch hầu khác cũng được phát hiện tại Quảng Nam làm 2 người chết. Điều đáng nói là bệnh này hoàn toàn có thể ngừa được bằng cách tiêm vắcxin.
Theo Parents, hàng năm, thế giới ghi nhận có hơn 600.000 người lớn chết vì các bệnh vốn có thể phòng tránh bằng vắcxin.
Vắcxin không những bảo vệ bạn mà còn bảo vệ những người chung quanh bạn. Vắcxin giúp mỗi cá nhân được chích ngừa không mắc các bệnh truyền nhiễm, đồng thời cũng giúp những người chưa được tiêm ngừa bằng cách tạo ra “cộng đồng miễn dịch”. Khi hầu hết mọi người trong cộng đồng được chủng ngừa, cơ hội bộc phát dịch bệnh sẽ giảm đi đáng kể. Điều này bảo vệ những người dễ bị bệnh như trẻ còn quá nhỏ chưa thể chủng ngừa, những người đang được hóa trị liệu, người già và một số người không thể được chủng ngừa vì điều kiện sức khỏe. TS. Anita Chandra-Puri, phát ngôn viên của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ, đồng thời là bác sĩ nhi khoa tại Hiệp hội Y khoa Northwestern ở Chicago, cho rằng: “Khi người lớn được tiêm chủng, nó có thể kiềm chế sự lây lan của bệnh sang trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – những trường hợp còn quá nhỏ để có thể tiêm vắcxin hoặc chưa được bảo vệ đầy đủ”.
Người ta ước tính mỗi năm vắcxin giúp ngăn ngừa được 2 – 3 triệu ca tử vong trên toàn thế giới.
10 loại vắcxin tất cả người lớn đều cần
1. Vắcxin cúm
Mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì bệnh cúm. Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu tiêm ngừa cúm từ 6 tháng tuổi. Nhưng trước đó, trẻ đặc biệt dễ bị tổn thương bởi loại virút chết người này. Phụ nữ mang thai cũng dễ gặp các biến chứng củacảm cúmhơn là các triệu chứng thông thường.
CDC (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ) và các chuyên gia về cúm đề nghị, mỗi người nên tiêm ngừa 1 liều vắcxin cúm mỗi năm. Tại sao? Vì vắcxin mỗi năm được dựa trên 3 hoặc 4 chủng virút cúm có nguy cơ lây lan vào mùa đó. Bạn có thể tiêm vắcxin cúm bất cứ lúc nào trong suốt mùa cúm, tốt nhất tiêm trước khi mùa cúm bắt đầu khoảng 1 tháng.
Những đối tượng sau càng cần phải được chích ngừa cúm:
– Người lớn từ 50 tuổi trở lên.
– Người sống ở nhà dưỡng lão.
– Người có bệnh tim phổi mạn tính như: hen phế quản, COPD, bao gồm trẻ bị hen suyễn.
– Người lớn hay trẻ em bị các bệnh đái tháo đường hay thận mạn tính.
– Người lớn hay trẻ em bị nhiễm HIV hay được ghép tạng.
– Trẻ từ 6 tháng đến 18 tuổi phải dùng aspirin lâu ngày.
– Phụ nữ có thai trong giai đoạn có mùa cúm.
– Những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao như: nhân viên y tế, người sống chung với người có nguy cơ bị biến chứng do cúm cao.
– Những người tiếp xúc thường xuyên với trẻ dưới 6 tháng tuổi, những người làm giúp việc gia đình
2. Vắcxin uốn ván và bạch hầu (TD) hoặc bạch hầu, ho gà, uốn ván (TdAP hay DTAP)
Tiêm ngừa giúp bạn chống lại bệnh uốn ván (một căn bệnh gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn), bạch hầu (nhiễm trùng đường hô hấp) và ho gà.
Vi khuẩn gây ra uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hoặc các vết đứt. Uốn ván có thể dẫn đến co thắt, co cứng cơ hoặc cứng hàm nghiêm trọng, khiến bạn không thể mở miệng hoặc nuốt và một số trường hợp có thể gây tử vong.
Một mũi tiêm 3 trong 1 (bạch hầu – ho gà – uốn ván) hoặc loại 2 trong 1 (bạch hầu – uốn ván) nhắc lại mỗi 10 năm có thể giúp bạn phòng uốn ván. Với các bà mẹ mang thai, để phòng uốn ván khi sinh, hãy tuân thủ đúng lịch tiêm phòng uốn ván được khuyến cáo cho bà mẹ mang thai.
Trẻ sơ sinh đặc biệt dễ mắc bệnh trong 6 tuần đầu tiên bởi chúng không đủ tuổi chủng ngừa. Liều TD bổ sung được khuyến cáo tiêm lại mỗi 10 năm nhưng TdAP chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất.
Tiêm phòng vắcxin uốn ván, bạch hầu và ho gà kết hợp nếu trong độ tuổi từ 19 – 64. Hoặc bạn đã tiêm chủng ngừa uốn ván mũi cuối cùng đã hơn 10 năm trước đây. Hoặc bạn có một vết thương dễ bị viêm nhiễm và vắcxin uốn ván bạn đã tiêm cách đây 5 năm trở lên.
3. Vắcxin trái rạ (thủy đậu)
Người lớn và trẻ em đều có thể mắcthủy đậu- thậm chí tử vong vì những biến chứng của căn bệnh này như: viêm phổi, nhiễm trùng não, xương, da và mạch máu.
Trước khi loại vắcxin này được sử dụng ở Mỹ vào năm 1995, mỗi năm có khoảng 100 người chết và hơn 11.000 người phải nhập viện vì thủy đậu. Thậm chí trẻ em bị nhẹ cũng đã phải nghỉ học tới 6 ngày.
Người lớn bị trái rạ có nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng, nhập viện và tử vong. Ví dụ, viêm phổi do trái rạ xảy ra ở phụ nữ mang thai sẽ rất nghiêm trọng và là trường hợp cấp cứu. Nếu không điều trị, hầu hết phân nửa trong số họ sẽ tử vong. Nếu bị trái rạ bạn sẽ có nguy cơ bị zona (bịnh giời leo), do đó, vắcxin trái rạ có thể giúp bạn phòng bệnh zona phần nào. Vắcxin cũng giúp làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, đặc biệt ở những người có cơ địa dễ mắc bệnh nhưng không thể tiêm vắcxin như phụ nữ mang thai. Từ 13 tuổi trở lên, nên tiêm hai liều vắcxin cách nhau từ 4 – 8 tuần.
4. Vắcxin ngừa zona, đặc biệt cho người trên 60 tuổi
Loại virút khiến bạn bị thủy đậu khi còn nhỏ có thể tái hoạt động và gây ra zona ở tuổi trưởng thành. Hầu hết những người trên 60 tuổi, có xuất hiện mụn nước và đau do zona có thể gây tổn thương mắt và gây ra chứng đau sau zona. Nếu bạn có những mụn nước này, bạn cũng có thể lây nhiễm thủy đậu cho người khác. Theo khuyến cáo, những người trên 60 tuổi nên tiêm một liều vắcxin để phòng zona.
5. Vắcxin HPV cho nam giới và phụ nữ
HPV là loại virút lây truyền qua đường tình dục. Vắcxin HPV giúp chống lại một số týp HPV gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và nhiều trường hợp ung thư họng ở nam giới. Vắcxin này có thể phòng hầu hết những mụn cóc ở cả nam và nữ. Nên tiêm vắcxin sớm cho những trẻ từ9tuổi, nhưng những người lớn trẻ tuổi, đặc biệt là nếu chưa quan hệ tình dục cũng có thể tiêm vắcxin. Vắcxin HPV được tiêm cho cả nam và nữ đến 26 tuổi.
Leave a Reply