Những điều bạn cần phải lưu ý về bệnh đột quỵ não

Theo một thống kê tại Mỹ, trong số các bệnh nhân sống sót, chỉ có 10% bệnh nhân khỏi hoàn toàn, 25% có di chứng nhẹ, 40% di chứng vừa và nặng cần trợ giúp một phần hoặc hoàn toàn. Đây thực sự là một gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh và toàn xã hội.

Khái niệm

Đột quỵ não được định nghĩa là “hội chứng thiếu sót chức năng não khu trú hơn là lan tỏa, xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại trừ nguyên nhân sang chấn sọ não”.

Đột quỵ não có 2 thể chính là chảy máu não và thiếu máu cục bộ não (nhồi máu não); mỗi thể bao gồm nhiều thể nhỏ có đặc điểm khác nhau.


Đột quỵ não gồm 2 thể chính

Nguyên nhân gây đột quỵ

Tùy theo từng thể đột quỵ mà nguyên nhân khác nhau, trong đó:

– Chảy máu não: chiếm 15% các trường hợp bị đột quỵ. Nguyên nhân do tăng huyết áp hoặc vỡ phình mạch hoặc dị dạng mạch máu não gây xuât huyết dưới màng nhện.

– Thiếu máu cục bộ: Chiếm tỉ lệ phổ biến trong các trường hợp đôt quỵ (85%). Nguyên nhân chính do xơ vữa động mạch não, bệnh tim (bệnh van tim, rung nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…..), tắc mạch do nguyên nhân khác (tắc mạch hơi).

Ngoài các nguyên nhân chính đó, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc đột quỵ như: yếu tố di truyền, stress, căng thẳng, thói quen xấu trong sinh hoạt như ăn mặn, chất béo bão hòa, hút thuốc lá, nghiện rượu,… hoặc các nguyên nhân bệnh lí như đái tháo đường, tim mạch, béo phì, tăng mỡ máu, nhiễm khuẩn,…

Dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ não

Đột quỵ có tính chất khởi phát đột ngột, nhanh chóng, làm người bệnh chủ quan. Do vậy, hãy nắm rõ những dấu hiệu sau đây để phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay người trong gia đình để có phương án xử trí hay được cấp cứu kịp thời. Các dấu hiệu trước đột quỵ có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan như thị lực, mặt, tay, giọng nói, khả năng nhận thức, thần kinh…

– Thị lực: giảm thị lực, mờ dần một mắt hoặc cả hai mắt, tuy nhiên rất khó nhận ra bởi người khác. Chỉ có người bệnh khi thấy có dấu hiệu này, cần gọi ngay cấp cứu.

– Mặt: thiếu cân xứng, méo miệng, lệch miệng hơn so với bình thường, nhất là khi bệnh nhân nói hoặc cười.

– Tay chân: giảm khả năng vận động, chân tay cảm giác tê mỏi, yếu dần, khó thao tác những việc đơn giản, không nhấc chân lên được.

– Giọng nói: người bệnh không nói được hoặc nói ngọng bất thường, tê cứng miệng, lưỡi, khó nuốt, có khi phải gắng sức mới phát ra được âm thanh.

– Khả năng nhận thức: giảm trí nhớ, không nhận thức được, đột nhiên không nghe rõ người bên cạnh nói gì.

– Thần kinh: người bệnh cảm thấy choáng váng hoặc đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân, đột nhiên không đứng vững hoặc ngã ngửa. Đây là một trong những triệu chứng nặng và phổ biến nhất của bệnh đột quỵ.

Hậu quả khôn lường do đột quỵ não gây ra

Đột quỵ não tuy chỉ đứng hàng thứ ba nhưng lại là bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề nhất trong các bệnh nội khoa.

Ở mức độ ít và nhẹ, bệnh gây các biến chứng như: liệt nửa người, có thể hồi phục sau 2-4 tuần và kéo dài nhiều tháng tiếp sau; co cứng cơ gây vận động khó khăn, đau nhức cơ khớp, đặc biệt hay gặp đau khớp vai.

Nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp các di chứng như rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần, rối loạn ngôn ngữ, liệt toàn thân, viêm phổi, co giật, động kinh, tăng huyết áp, loạn nhịp tim,…

Phương pháp điều trị đột quỵ não

Khi có dấu hiệu báo động đột quỵ, bệnh nhân cần được chuyển ngay tới cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tỷ vong và tàn phế, thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ não là 3 giờ đầu.

Tùy theo từng thể bệnh, phương pháp điều trị có thể khác nhau.

Thể nhồi máu não

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị đột quỵ do nhồi máu não gồm thuốc chống đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc làm tan cục máu đông, thuốc bảo vệ thần kinh,…

Một số biện pháp điều trị ngoại khoa như: phẫu thuật lấy bỏ cục máu đông trong lòng mạch, các thủ thuật làm giãn mạch bị tắc.

Thể xuất huyết não

Một số các biện pháp thường được áp dụng trong xuất huyết não như: điều trị bảo tồn, phẫu thuật lấy bỏ máu tụ hoặc giảm chèn ép não, nút mạch chảy máu bằng bóng hoặc vòng xoắn kim loại, phẫu thuật tái tạo mạch máu vỡ,…

Bên cạnh các biện pháp đó, người bệnh cần luyện tập phục hồi chức năng để cải thiện mức độ tàn phế trong thời gian ngắn nhất. Thông thường, các triệu chứng sẽ được cải thiện sau 3-6 tháng hoặc dài hơn.

Tuy nhiên cần lưu ý, nguy cơ tái phát của những bệnh nhân đột quỵ rất cao, vì vậy, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, công tác dự phòng là vô cùng quan trọng.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *